Đối với học sinh ở Nhật, nhiều khi học hết cấp 1, cấp 2 vẫn chưa có thể đọc hết tất cả các chữ Hán tự ghi trên mặt báo. Đó có thể là những chữ Hán tự cổ hay đó là chữ Hán tự ít gặp hoặc từ đó thường thấy dưới dạng chữ Hiragana hay Katakana.
Đối với học sinh ở Nhật, nhiều khi học hết cấp 1, cấp 2 vẫn chưa có thể đọc hết tất cả các chữ Hán tự ghi trên mặt báo. Đó có thể là những chữ Hán tự cổ hay đó là chữ Hán tự ít gặp hoặc từ đó thường thấy dưới dạng chữ Hiragana hay Katakana. Vì đa phần báo chí Nhật là viết bằng chữ Kanji nên nếu học sinh Nhật Bản chưa học hết chữ Kanji thì cũng chưa thể đọc hết một tờ báo tiếng Nhật. Bởi thế ai học tiếng Nhật cũng nhận thấy tầm quan trọng cũng như độ “khó nuốt” của bộ chữ kanji trong tiếng Nhật.
Một số đặc điểm cần lưu ý khi học chữ kanji.
Cấu trúc chữ 漢字 .
Chữ 漢字 hầu hết được tạo thành từ 2 phần:
1. Phần bộ ( chỉ ý nghĩa của chữ )
2. Phần âm ( chỉ âm đọc gần đúng của chữ )
Phần bộ: Chỉ ý nghĩa của chữ.
Thí dụ: các chữ có liên quan tới con người đều có bộ Nhân, liên quan tới nước có bộ Thủy, tới cây có bộ Mộc, tới lời nói có bộ Ngôn…Bộ thường được viết bên trái như bộ Nhân Đứng イ trong chữ Trú 住 . Hoặc bên phải như bộ Đao刂 trong chữ Phẩu 剖( dùng để giải phẩu ) hoặc phía trên như bộ Thảo trong chữ Dược 薬 ( Vì thuốc ngày xưa chủ yếu từ cây cỏ ), hoặc dưới như bộ Tâm心 trong chữ Cảm 感( con tim cảm nhận )...
Một số đặc điểm cần lưu ý khi học chữ kanji.
Cấu trúc chữ 漢字 .
Chữ 漢字 hầu hết được tạo thành từ 2 phần:
1. Phần bộ ( chỉ ý nghĩa của chữ )
2. Phần âm ( chỉ âm đọc gần đúng của chữ )
Phần bộ: Chỉ ý nghĩa của chữ.
Thí dụ: các chữ có liên quan tới con người đều có bộ Nhân, liên quan tới nước có bộ Thủy, tới cây có bộ Mộc, tới lời nói có bộ Ngôn…Bộ thường được viết bên trái như bộ Nhân Đứng イ trong chữ Trú 住 . Hoặc bên phải như bộ Đao刂 trong chữ Phẩu 剖( dùng để giải phẩu ) hoặc phía trên như bộ Thảo trong chữ Dược 薬 ( Vì thuốc ngày xưa chủ yếu từ cây cỏ ), hoặc dưới như bộ Tâm心 trong chữ Cảm 感( con tim cảm nhận )...
Việc nhận định hình thù và vị trí viết của các bộ hơi khó đối với người mới học, nhưng nếu đã học qua 1 lần có thể nhớ ra ngay, và như vậy mỗi chữ 漢字 chỉ cần nhớ phân nửa chữ còn lại ( phần chỉ âm ) là xong và 漢字 sẽ thấy đơn giản còn phân nửa.
Phần chỉ âm: cạnh “ Bộ “ là phần chỉ âm đọc của chữ. Có thể ở đây người ta đã căn cứ theo âm đọc của người Hoa, khi chuyển sang âm Việt, âm này không còn chính xác nữa. Tuy nhiên có thể nhận biết quy tắc này trong 1 số chữ:
Thí dụ: 白Bạch ( trắng ), 百Bách ( Trăm ), 伯Bá ( Chú bác ), 拍Phách ( nhịp ),泊 Bạc ( phiêu bạc ), 迫Bách ( thúc bách ).
Thí dụ: vừa kể có nhiều, song không phải là tất cả, nó không giúp chúng ta quyết định từng chữ phải viết như thế nào, nhưng khi thấy nó, ta có thể phần nào đoán được âm đọc ( một phần có thể đoán từ ý nghĩa của phần “ Bộ “, và ký ức của mình về các từ liên quan ).
Phần chỉ âm: cạnh “ Bộ “ là phần chỉ âm đọc của chữ. Có thể ở đây người ta đã căn cứ theo âm đọc của người Hoa, khi chuyển sang âm Việt, âm này không còn chính xác nữa. Tuy nhiên có thể nhận biết quy tắc này trong 1 số chữ:
Thí dụ: 白Bạch ( trắng ), 百Bách ( Trăm ), 伯Bá ( Chú bác ), 拍Phách ( nhịp ),泊 Bạc ( phiêu bạc ), 迫Bách ( thúc bách ).
Thí dụ: vừa kể có nhiều, song không phải là tất cả, nó không giúp chúng ta quyết định từng chữ phải viết như thế nào, nhưng khi thấy nó, ta có thể phần nào đoán được âm đọc ( một phần có thể đoán từ ý nghĩa của phần “ Bộ “, và ký ức của mình về các từ liên quan ).
Các đặc điểm khác về cấu trúc:
Chữ 漢字 trông rất phức tạp vì gồm nhiều nét, ngang dọc lung tung, rất khó nhớ. Tuy nhiên, mỗi chữ đều hình thành từ nhiều bộ phận, từ nhiều chữ đơn giản. Tựa như chữ Trường trong Việt ngữ do chữ t, r, ư, ơ, n, g và dấu huyền hợp thành, chữ 漢字 cũng vậy, như chữ Phúc福 gồm bộ Thịネ, chữ Nhất一, chữ Khẩuロ, chữ Điền田. Do vậy, để nhớ ta phải phân tích nó ra, hay nói ra hơn phải đánh vần nó, như trường hợp chữ Phúc sẽ đánh vần tựa như sau: Bộ Thị, Nhất, Khẩu, Điền ( tất nhiên phải đánh vần theo thứ tự Viết ). Như vậy sẽ dễ nhớ hơn.
Chữ 漢字 do nhiều bộ phận nhiều chữ đơn giản hợp lại, để diễn đạt thành 1 ý, do đó các thành phần của nó cũng giúp ta suy nghĩ ra ý tưởng của chữ.
Thí dụ: chữ Nam男 gồm bộ Điền 田cộng với Lực力, nghĩa là người làm việc chính trên đồng ruộng, hay chữ Dũng勇 gồm chữマ, chữ Nam男, chữ Liệt 劣gồm chữ Thiểu 少và bộ Lực力, nghĩa là thiếu sức. Điểm này không hoàn toàn đúng với mọi mặt chữ, nhưng có thể dùng nó để đặt thành những câu vè để dễ nhớ.
Thí dụ: chữ Nỗ 努gồm chữ Nô 奴và chữ Lực 力nghĩa là Nỗ lực như người nô lệ.
Như vậy thì chữ kanji cũng có những cái hay, cái thú vị, nó không khô khan và khó học như mọi người nghĩ. Chỉ cần ta có phương pháp học chữ kanji đúng thì mọi chuyện sẽ đi đúng hướng như ta mong muốn.
Ngoài ra mọi người có thể tham khảo cách học chữ kanji cho người mới học, để biết được một số quy tắc cơ bản để đọc, nhơ, viết chữ kanji.
Chữ 漢字 trông rất phức tạp vì gồm nhiều nét, ngang dọc lung tung, rất khó nhớ. Tuy nhiên, mỗi chữ đều hình thành từ nhiều bộ phận, từ nhiều chữ đơn giản. Tựa như chữ Trường trong Việt ngữ do chữ t, r, ư, ơ, n, g và dấu huyền hợp thành, chữ 漢字 cũng vậy, như chữ Phúc福 gồm bộ Thịネ, chữ Nhất一, chữ Khẩuロ, chữ Điền田. Do vậy, để nhớ ta phải phân tích nó ra, hay nói ra hơn phải đánh vần nó, như trường hợp chữ Phúc sẽ đánh vần tựa như sau: Bộ Thị, Nhất, Khẩu, Điền ( tất nhiên phải đánh vần theo thứ tự Viết ). Như vậy sẽ dễ nhớ hơn.
Chữ 漢字 do nhiều bộ phận nhiều chữ đơn giản hợp lại, để diễn đạt thành 1 ý, do đó các thành phần của nó cũng giúp ta suy nghĩ ra ý tưởng của chữ.
Thí dụ: chữ Nam男 gồm bộ Điền 田cộng với Lực力, nghĩa là người làm việc chính trên đồng ruộng, hay chữ Dũng勇 gồm chữマ, chữ Nam男, chữ Liệt 劣gồm chữ Thiểu 少và bộ Lực力, nghĩa là thiếu sức. Điểm này không hoàn toàn đúng với mọi mặt chữ, nhưng có thể dùng nó để đặt thành những câu vè để dễ nhớ.
Thí dụ: chữ Nỗ 努gồm chữ Nô 奴và chữ Lực 力nghĩa là Nỗ lực như người nô lệ.
Như vậy thì chữ kanji cũng có những cái hay, cái thú vị, nó không khô khan và khó học như mọi người nghĩ. Chỉ cần ta có phương pháp học chữ kanji đúng thì mọi chuyện sẽ đi đúng hướng như ta mong muốn.
Ngoài ra mọi người có thể tham khảo cách học chữ kanji cho người mới học, để biết được một số quy tắc cơ bản để đọc, nhơ, viết chữ kanji.
Tác giả bài viết: Trung Tâm Tiếng Nhật SOFL
Nguồn tin: hoctiengnhatban.org
0 nhận xét:
Đăng nhận xét